
Ảnh: aaronshara
Một nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm ngành Luật, Kinh tế, Tài chính của trường Đại học Luxembourg đã chỉ ra rằng phần lớn các dự án kêu gọi vốn đầu tư của các công ty công nghệ (ICO) đều không cung cấp đầy đủ những thông tin quan trọng tới các nhà đầu tư.
Nghiên cứu cho biết hầu hết các dự án không đưa ra thông tin pháp lý cần thiết tới những nhà đầu tư tham gia vào quá trình gọi vốn.
Nghiên cứu có tên gọi: “The ICO Gold Rush: It’s a Scam, It’s a Bubble, It’s a Super Challenge for Regulators,” với mục đích phân loại các ICO để tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta hiểu rõ về nó, phân tích những thách thức mang tính pháp lý mà nó tạo ra, và đưa ra những bước đầu để đối phó với ngành công nghiệp ICO. Nhóm đã tiến hành thu thập những thông tin cần thiết dựa trên 150 dự án ICO được đưa vào nghiên cứu.
Báo cáo kết luận “Cho tới thời điểm hiện tại, rất nhiều dự án ICO đã cung cấp thông tin dựa trên nguyên tắc không tiết lộ hoàn toàn”, dẫn tới hệ quả là “các quyết định đầu tư không thể đưa ra những tính toán chính xác”.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng “chỉ có 28.5% trong số các dự án được nghiên cứu có đề cập tới luật áp dụng cho ICO”, và “69% các dự án không có bất kì thông tin nào liên quan tới khía cạnh pháp luật”.
Nghiên cứu cũng cho biết thêm: phần lớn các dự án ICO đều lợi dụng những khe hở pháp luật, chính xác hơn là tổ chức phát hành với hi vọng về những lỗ hổng hoặc những phần không rõ ràng.
Nghiên cứu kết luận rằng “trong nhiều trường hợp ICO cần nâng cao vấn đề bảo vệ người dùng”.
Bên cạnh thiếu những thông tin về pháp lí, nghiên cứu cũng phát hiện rất nhiều dự án ICO không cung cấp những thông tin về mục tiêu cũng như kế hoạch hoạt động tới các nhà đầu tư sau khi hoàn thành quá trình gọi vốn. “Khoảng 25% các sách trắng (whitepaper) của các dự án không đưa ra các mô tả về khía cạnh tài chính, nghĩa là không có bất kì thông tin nào về việc nguồn vốn huy động được sẽ được sử dụng như thế nào và trong giai đoạn nào và 21% các whitepaper cũng không cũng không cung cấp thông tin gì về nhà sáng lập và đội ngũ hậu thuẫn. Nghiên cứu cũng chỉ ra 43% whitepaper của các dự án ICO không cung cung cấp địa chỉ liên lạc qua bưu điện hợp lệ, và 20% không có thông tin gì về tổ chức phát hành. Trường Đại học này cho rằng hơn 90% mật mã số (token) không thể đưa vào sử dụng, phần còn lại chỉ được sử dụng cho việc kinh doanh và chỉ là công cụ đầu cơ.
Nghiên cứu kết luận việc các thông tin về pháp lý không được cung cấp đầy đủ trong nhiều dự án ICO là hậu quả của việc kêu gọi đầu tư với “hình thức tránh né những yêu cầu và quy định pháp luật hiện hành”. Mặc dù phải thừa nhận rằng một số tài liệu thiếu tính pháp lý của ICO có thể do sự thiếu hiểu biết của những “mô hình crypto sáo rỗng về luật pháp và những yêu cầu khác”, rất nhiều dự án ICO đang cố tình tạo ra sự nhập nhằng nhằm khai thác những lỗ hổng pháp luật và những phần thiếu rõ ràng.
Theo Cointelegraph